Chích chòe đất là một trong 3 loại chim chích chòe phổ biến ở Việt Nam. Chúng sở hữu giọng hót rất hay, thánh thót mà du dương. Lí do mà chúng có tên than đất bắt nguồn từ việc chích chòe đất hay tìm thức ăn, làm ổ ở dưới đất. Khác với những loài chim khác thường sống trên cao thì chòe than đất hầu hết thời gian đều sống ở dưới đất, trên những bụi cây, tán lá thấp.
Chích chòe đất hót đấu
Bạn có thể tham khảo đoạn video sau
Chích chòe than đất
Sẻ bụi đen
Ngoài cái tên chích chòe than đất, nhiều người thường biết tên chúng với tên gọi khác là sẻ bụi đen, thuộc bộ sẻ, họ chích chòe. Do tập tính sống dưới đất nên người ta có thể dễ dàng tìm thấy nó ở mặt bằng bỏ hoang, mặt bằng trên đồi, núi, rẫy.
Thức ăn của chích chòe than đất rất đa dạng như trứng kiến, các loại sâu, dế, cào cào. Lưu ý không sử dụng cám chào mào do hướng ăn của chào mào là trái cây; còn chích chòe hướng ăn là côn trùng.
Một số khái niệm về chòe than đất
- Than đất ổ: Là chim con còn nằm trong ổ, đang còn há mỏ đòi ăn, phảu đút ăn, phải bón
- Than đất chuyển: Chin non trong tổ sau khi lớn sẽ tập bay, đi theo cha mẹ tập ăn. Khi đó người ta sẽ gọi là than đất chuyền nhằm muốn nói đến phần lông từ than đất ổ sang lông trưởng thành.
- Than đất bổi: Sau khi thay lông hoàn toàn, mất đi bộ lông sữa, chính thức trở thành màu đen thì sẽ là than đất bổi, màu lông óng mượt, đen bóng
Tập cho chòe than đất tắm
Đây là loài sợ chết đuối nên khá khó tắm. Nếu muốn tập cho chích chòe tắm nên ghép lồng nuôi và lồng tắm lại với nhau để chim chạy nhảy qua lại 2 cái lồng cho quen; tạo cảm giác thân thuộc. Lưu ý để thức ăn bên lồng tắm để nó chịu bay qua và bay thường xuyên. Ngoài ra nên để cầu hướng xuống dưới nước, để chim đi từ từ lên cầu rồi xuống nước, chúng sẽ xác định được độ sâu của nước (nên để ngang phần gối), cảm thấy an toàn thì mới làm quen xuống nước được.
Khi đã quen việc tắm rồi chúng sẽ tắm thường xuyên. Bạn nên cho chúng phơi nắng mỗi ngày một lần sẽ giúp chim hót hay, căng lửa.
Cách nuôi chích chòe than đất

Ngày đầu khi đem về, bạn nên để chúng dưới đất. Bản chất của chúng là quen sống dưới đất, nên sẽ không có nhu cầu đứng trên cầu nhiều. Thả thức ăn dưới đáy lồng, treo ở nơi yên tĩnh, không đông người qua lại tránh việc chim sợ hãi.
Sau khi nuôi được một thời gian, chim đã sống tốt trong lồng, có thể tự tìm thức ăn trong lồng; bạn có thể bắt đầu cho chim tập ăn cám. Trộn thẳng cám vào trong hộp thức ăn chứa sâu. Cho ít sâu hơn, đổ ít cám vào, bóp lại sao cho sâu dính vào cám. Khi ăn sâu dính cám, chim lúc ăn sẽ xác định được cám là đồ ăn được, từ lúc đó về sau sẽ quen ăn. Bạn có thể thay sâu bằng trứng kiến tùy ý. Nếu không có thời gian quan sát chim ăn, bạn có thể để ý phân chim. Nếu chích chòe than đất đi vệ sinh ra phân màu vàng, điều đó chứng tỏ chúng đã chịu ăn cám.
Chích chòe đất mái
Để phân biệt được chích chòe đất và chích chòe mái, người ta sẽ nhận biết qua phần cánh của chim. Con nào có phần lông màu trắng ở bên cánh là chích chòe trống. Chích chòe mái sẽ không có phần màu trắng ở cánh. Đây dường như là dòng chim dễ phân biệt trống, mái nhất trong các loài chim.

Đối với sinh sản, chim mái tùy độ sung, đủ mồi ăn thì chúng sẽ sinh sản tốt, khoảng 3 lần/năm. Nếu thức ăn không đủ dinh dưỡng, lứa con tốt thường là lứa đâu. Muốn bầy chim chích chòe con tốt, khỏe mạnh cần chăm sóc chu đáo và nạp đủ thức ăn; đủ chất dinh dưỡng cho chim.
Cũng như nhiều loại chim cảnh khác như chim họa mi; chim sơn ca; chim khuyên;… Những người nuôi chim thường dùng chích chòe mái hót nhàm kích thích chòe trống căng lửa.
Cách nuôi chích chòe đất từ A – Z
Chòe đất non
Khi than đất mới bắt về, chúng rất sợ hãi. Nên để thức ăn ở dưới, nước ở trên. Nên cho trứng kiến thì trứng kiến mềm, dễ tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh. Nếu lúc bắt về cảm thấy chim quá yếu, bạn có thể bóp trứng kiến ra cho vào miệng chim, một lúc sau chúng sẽ khỏe mạnh hơn.
Sau khoảng độ 1 – 2 ngày hoặc lâu hơn, khi chim đã thích nghi hơn khi ở trong lồng, bạn có thể bắt đầu cho tâp ăn cám. Lúc đầu mới cho ăn, vì chúng chưa quen nên bạn hãy lựa những loại cám mịn; dễ bám vào sâu hơn khi bạn trộn hỗn hợp sâu và cám cho chúng ăn. Nên dằm ra để cám dính hẳn vào sâu, tránh trường hợp không dằm khiến cám nổi lên trên, sâu ẩn xuống dưới. Khi đó, lúc chích chòe đất ăn, chúng sẽ khẩy hết cám ra tìm sâu ăn; điều này khiến bạn dọn ói nhưng vẫn không giúp chim ăn được cám. Đặc biệt nên theo dõi màu phân chim. Nếu có màu trắng hoặc vàng thì chim đã chịu ăn cám rồi.
Chòe đất chuyền
Thường nên cho chòe đất ăn vào buổi sáng, lúc này sau khi chòe đã đói sau một giấc ngủ dài. Bạn có thể cho chúng ăn dế ngâm nước. Cho ăn bằng tay hoặc bằng nhíp gắp tùy ý. Dế nên ngắt cánh, ngắt chân trước. Đối với chim khoảng hơn chục ngày, gần biết mổ thì cho ăn khoảng từ 4-5 con dế hoặc ít hơn mỗi lần ăn. Khi no nó sẽ không há mỏ đòi ăn nữa. Bạn nên bắt từng con cho ăn riêng tránh việc con đói con no; sau khi cho ăn xong thì bỏ vào lồng khác để tránh nhầm lẫn chim chưa ăn và đã ăn.
Chích chòe đất giá rẻ
- Chòe đất non mái khoảng 80K/con, trống khoảng 300K – 350K/con
- Chòe bổi giá khoảng 130K – 150K
- Chim chuyền giá khoảng 250K
Giá bán chích chòe đất dao động trong khoảng từ 200.000 VNĐ đến hơn 1 triệu; tùy vào mẫu mã, tuổi, khả năng hót, nguồn gốc xuất xứ của chúng.
Trên đây là những thông tin có thể bạn muốn biết về chim chích chòe đất. Hi vọng cung cấp được cho bạn đọc những thông tin có giá trị. Truy cập Website Gà Chọi Việt để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích nhé!
Thông tin liên hệ tại:
Gmail: gachoiviet68@gmail.com
Điện thoại: 0931315148
Fanpage: Gà Chọi Việt