Gà lôi trắng là một trong những giống gà quý hiếm nằm trong danh sách bảo vệ của Việt Nam. Giá trị của giống gà này không cần phải bàn cải, nhu cầu mua gà lôi trắng luôn rất cao. Giống gà này rất dễ nuôi, kỹ thuật phối giống cũng rất đơn giản. Chỉ cần trang bị những kiến thức cơ bản sau đây, bạn đã có thể tự tay chăm sóc những chú gà xinh đẹp này.
Điều kiện sống thích hợp của gà lôi trắng
Môi trường sống trong tự nhiên của gà lôi trắng là ở các khu rừng thưa cây, đồng cỏ và núi non. Vì thế bà con không cần khắt khe trong việc tìm địa điểm xây chuồng gần cây.

Cũng như những loại gà lôi khác, gà lôi trắng ăn những loại côn trùng, giun đất, các loại hạt và quả cây trong rừng. Tùy từng phân loại, gà lôi trắng sống đôi hoặc theo đàn từ 3 – 5 con, một số trường hợp lên đến 10 con. Giống gà này thường chọn những khu vực có độ ẩm cao để sinh sống lâu dài.
Kỹ thuật nuôi và cách chăm sóc gà lôi trắng
Gà lôi trắng là một giống gà quý hiếm. Chúng luôn được các tay chơi gà cảnh săn lùng vì vẻ ngoài độc lạ, bắt mắt. Khi còn nhỏ, giống gà này có màu đen. Đến khi trưởng thành, gà mái vẫn giữ nguyên màu lông đen trong khi một phần lông của con trống chuyển thành màu trắng. Kỹ thuật nuôi gà rất đơn giản, chỉ có khâu chọn giống là phức tạp.

Khi bạn mua gà giống về nuôi, hãy giữ ấm cho chúng cẩn thận để không mắc bệnh. Trong môi trường nuôi nhốt, cám tổng hợp trộn với rau xanh là thực phẩm nuôi gà hiệu quả nhất.
Thức ăn
- Với gà lôi trắng từ 1 – 2 ngày tuổi, cho chúng ăn ngô xay để dễ tiêu hóa.
- Khi gà đủ 3 ngày tuổi, chuyển dần thức ăn sang dạng hỗn hợp với hàm lượng protein đạt 22%.
- Từ tuần đầu tiên, cho gà ăn 20 -30 gram thức ăn/ngày.
- Tuần thứ 2, tăng lượng thức ăn lên thành 42gram/con/ngày và tăng dần suốt tuần thứ 3.
- Từ tuần thứ 4 trở đi, lượng thức ăn tiêu chuẩn là 80 – 100 gram/con/ngày.
- Chia nhỏ lượng thức ăn thành 4 – 5 đợt mỗi ngày.
- Đảm bảo lượng đạm luôn đạt 20% và năng lượng trong khoảng 2.800 – 2.900 Kcal/kg để gà phát triển nhanh nhất.
- Trộn thêm thức ăn tự nhiên cho gà từ tuần thức 2 trở đi để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất.
Phòng bệnh
Gà lôi trắng rất dễ mắc bệnh. Khả năng lây lan dịch bệnh cũng rất cao. Chỉ cần 1 con mắc bệnh, nguy cơ cả đàn sẽ bị lây nhiễm. Vì thế, người chăn nuôi cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho gà. Ngay khi thấy gà có dấu hiệu bất thường phải cách ly ngay. Việc vệ sinh chuồng trại cần phỉ tuân thủ nghiêm ngặt.
Vệ sinh chuồng, trại nuôi

Để đảm bảo đàn gà lôi trắng luôn khỏe mạnh. Anh em cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định vệ sinh chuồng trại sau:
- Dọn dẹp thường xuyên máng ăn uống của gà.
- Thay máng phân gà sạch hàng ngày hoặc thay đệm lót chuồng định kỳ.
- Dọn sạch thức ăn rơi trên sàn để tránh gà ăn phải đồ ăn cũ.
- Dọn dẹp, khử trùng thường xuyên mọi khu vực trong chuồng và cả khu vực xung quanh để ngăn chặn mầm bệnh.
- Bà con cũng cần chú ý vệ sinh các dụng cụ khử thường dùng như xe ba ba, rổ rá, chổi, cuốc xẻng.
- Vệ sinh cống rãnh nếu có, vì đây là khu vực bẩn và tập trung nhiều mầm bệnh nhất.
Tiêm vắc xin cho gà
Khi nuôi gà lôi trắng, bà con tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình tiêm vắc xin, cụ thể như sau:
- Khi gà được 3 đến 5 ngày tuổi, nhỏ vắc xin Newcastle F vào mắt, mũi.
- Khi gà được 7 ngày tuổi, tiến hành tiêm phòng bệnh thủy đậu.
- Khi gà được 8 đến 10 ngày tuổi, bà con tiêm phòng vắc xin gumboro trên gà.
- Với gà 21 ngày tuổi, cho gà uống Lasota bằng cách trộn chúng vào thức ăn hoặc nước uống.
- Gà từ 23 – 25 ngày tuổi là giai đoạn cần tiêm phòng lại.
- Với gà được 30 – 45 ngày tuổi, tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh Newcastle cho gia cầm.
- Gà đủ 60 ngày tuổi mới được tiêm vắc xin Newcastle M. Vắc xin này được tiêm định kỳ mỗi 6 tháng.
Hy vọng bài viết gachoiviet.com đem lại cho bạn những thông tin hữu ích trong việc nuôi gà lôi trắng. Mong rằng bạn có những trải nghiệm tuyệt vời, chúc anh em thành công.
-> Tất tần tật về các giống gà đá.