Gà rừng lông đỏ là một giống gà quý hiếm, có giá rất cao trên thị trường nên nhiều người mong muốn nuôi chúng để làm giàu. Tuy nhiên, giống gà này lại rất nhút nhát nên việc thuần hóa không dễ chút nào. Với gà mái, mỗi năm chúng chỉ đẻ khoảng 20 quả trứng và chỉ đẻ 2 lứa duy nhất. Vì thế người chăn nuôi cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nuôi để đảm bảo gà khỏe mạnh, cho năng suất tốt. Gachoiviet.com chia sẻ kinh nghiệm nuôi chăm sóc gà rừng lông đỏ cho bạn qua bài viết sau đây.
Đặc điểm nhận dạng gà rừng lông đỏ
Gà rừng lông đỏ, có tên khoa học là Gallus gallus, là một trong bốn loài trong chi gà rừng, thuộc phân họ Phasianindae. Chúng phân bố rộng rãi ở những khu rừng rậm rạp có khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới. Hiện nay, chúng tập trung nhiều tại các nước Trung Quốc, Myanma, Lào, Campuchia, Việt Nam. Ở Việt Nam, giống gà này xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền núi trung du, đặc biệt là trong các khu rừng già, rừng nguyên sinh.

Gà rừng lông đỏ trống có bộ lông màu đỏ nhìn rất nổi bật. Phần đuôi có những chiếc lông dài uốn cong độc đáo. Đây chính là những đặc điểm nổi bật nhất để phân biệt chúng với những giống gà khác. Bên cạnh đó, chiếc mào uốn cong của chúng cũng đặc biệt không kém. Thân hình của gà thanh mảnh nhìn rất quý phái.
Ở gà mái, lông của chúng có màu xám, chứ không mang màu đỏ sặc sỡ như con trống. đầu của chúng nhìn rất giống với đầu của chim trĩ. Gà mái cũng có mào nhưng rất nhỏ, khó phát hiện nếu không nhìn kỹ.
Ngoài tự nhiên, gà rừng lông đỏ ăn các loại hạt, ngũ cốc và côn trùng. Thịt của chúng rất ngon nên được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh đó, bộ lông của gà rừng rất đẹp nên nhu cầu mua chúng về làm cảnh rất cao. Vì nhu cầu rất lớn nên giá của chúng rất cao. Giống gà này bị săn bắt với số lượng lớn dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng tại Việt Nam. Hiện, chúng đã được đưa tên vào sách đỏ.

Phân loại
Gà rừng lông đỏ được chia thành các loại sau, phân bố tùy theo mỗi khu vực:
- Gà rừng lông đỏ Đông Dương (Gallus gallus gallus)
- Gà rừng lông đỏ Java (Gallus gallus bankiva)
- Gà rừng lông đỏ Ấn Độ (Gallus gallus murghi)
- Gà nhà (Gallus gallus domesticus)
- Gà rừng lông đỏ Việt Nam (Gallus gallus jabouillei)
- Gà rừng lông đỏ Myanmar (Gallus gallus spadiceus)
Phương pháp nuôi gà rừng lông đỏ
Cách thức nuôi
Có hai phương pháp nuôi giống gà này là: thả rông và nhốt chuồng.

- Nuôi thả rông: Phương pháp này thích hợp với việc nuôi gà rừng lông đỏ từ 1 tháng tuổi trở lên. Địa điểm nuôi lý tưởng là đồi thấp hoặc dưới tán cỏ dại mọc um tùm. Trước khi thả chung với những con gà khác, người chăn nuôi cần thuần hóa để chúng không tấn công lẫn nhau. Người nuôi sẽ nuôi thả trong vườn, rừng… để gà sống trong môi trường tự nhiên giúp thịt của chúng thơm ngon hơn và bộ lông đẹp hơn. Bà con chú ý không cho các động vật khác như chó, mèo… tiếp cận vì chúng có thể làm gà bị thương và sợ hãi.
- Nuôi nhốt chuồng: Đây là phương pháp nuôi gà hoàn toàn trong chuồng. Chuồng cần được xây cao để gà không bay ra ngoài, đồng thời cũng cần phải đảm bảo độ thoáng mát. Nền cát vừa đủ để nhốt vài con gà. Chuồng trại cẩn thoáng mát về mùa hè, và đảm bảo khả năng giữ ấm khi về đông. Bà con nên chọn địa điểm xây chuồng gần cây xanh để tạo môi trường sống gần gũi với thiên nhiên. Đảm bảo luôn có đủ thức ăn và nước uống cho gà. Chú ý giữ khoảng cách nhất định với gà rừng lông đỏ để chúng không hoảng sợ.
Nuôi gà rừng lông đỏ từ sau 1 tháng tuổi đến khi bán
Gà rừng lông đỏ nên được thả ra bên ngoài tứ lúc mặt trời mọc được từ một đến hai giờ. Ngày đầu tiên chỉ nên thả gà khoảng 2 tiếng, sau đó tăng dần thời gian thả lên để gà thích nghi với chuồng trại và không trốn ra ngoài.
Thức ăn cho gà cần đạt hàm lượng protein 15-16% và năng lượng 2800 kacl. Bạn cần bổ sung thức ăn cho chúng vào buổi chiều, sau đó cho gà vào chuồng cùng với gạo và cám côn trùng.
Trước khi xuất chuồng nửa tháng, người nuôi cần bổ sung thêm dinh dưỡng để tăng cân nặng cho gà.
Kỹ thuật xây chuồng trại nuôi gà rừng lông đỏ
Tùy theo từng vùng miền, người nuôi sẽ có phương pháp nuôi khác nhau. Vì thế, tiêu chuẩn xây chuồng ở mỗi khu vực cũng thay đổi. Sau quá trình tìm hiểu, chúng tôi đưa ra tiêu chuẩn hiệu quả nhất sau đây:
- Xây chuồng bằng lưới B40 để đảm bảo độ bền, chuồng cao khoảng 40cm. Quanh chuồng nên được vây bằng cát vàng.
- Dựng chuồng ở nơi khô ráo, thoáng mát và dễ thoát nước.
- Đảm bảo khả năng giữ ấm mùa đông và thoáng mát về mùa hè. Đặc biệt, gà mới nở cần đảm bảo nhiệt độ vừa đủ không bị cảm lạnh.
- Để vôi quanh chuồng, dùng thêm NaOH để khử trùng và tiêu độc chuồng trại.
- Mỗi khi xuất chuồng 1 lứa, để trống chuồng từ 15 đến 20 ngày trước khi phối giống đàn mới để phòng ngừa dịch bệnh.
- Nuôi gà đồng lứa trong cuồng 1 chuồng để phòng bệnh dễ dàng. Có khu vực dùng cách ly những con gà mắc bệnh.

- Gà rừng lông đỏ thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh sâu bệnh. Chúng cũng thích giữ ấm chân để tránh nhiễm trùng. Chuồng trại nên được xây thêm khu vực để chúng đậu khi ngủ.
- Khoảng cách giữa các hàng rào khoảng nên là từ 0,3-0,4 m để đảm bảo gà không đụng nhau, không mổ nhau, không phóng uế.
- Khu vực chuồng xây chuồng gà nên là những nơi tối. Tuy nhiên, người nuôi cần đảm bảo chuồng khô ráo, sạch sẽ.
- Đảm bảo diện tích chuồng đủ rộng, mật độ nuôi thấp, đặc biệt là với những con gà yếu. Với gà mạnh khỏe, bạn có thể tăng mật độ nuôi lên.
Chăm sóc và phòng bệnh
Thức ăn cho gà rừng lông đỏ
Thức ăn cho gà rừng lông đỏ rất đa dạng, chúng có thể ăn hầu như tất cả các loại ngũ cốc và côn trùng. Đối với gà con, bạn có thể cho chúng ăn cám, trộn thêm rau ngót, ít mồi tươi băm nhỏ và côn trùng. Thức ăn tự nhiên và dễ tiêu hóa giúp chúng lớn nhanh và kháng bệnh tốt hơn. Một vài tháng sau đó, bạn có thể cho gà tập làm quen với ngũ cốc. Khi gà mái thay lông hoặc đẻ trứng, anh em cần bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng bằng bột sò, vỏ trứng xay hoặc mồi sống như thịt, tôm, cá… Việc này nhằm đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho gà và tránh tình trạng sụt cân.

Còn với gà trống, bạn nên cho chúng ăn nhiều mồi sống khi vào thời kỳ thay lông. Vì giai đoạn này, gà rất dễ bị kiệt sức. Bạn nên cho chúng ăn các loại thức ăn giàu đạm để bổ sung dinh dưỡng như thịt lợn với một lượng bằng ngón tay út hàng ngày.
Thường xuyên thay nước uống cho gà. Đảm bảo máng ăn uống được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày. Ngoài thức ăn và nước uống, người chăn nuôi cần cho gà uống thuốc để phòng bệnh tốt hơn.
Phòng bệnh
- Thường xuyên vệ sinh, khử trùng chuồng trại, hàng rào.
- Tuân tủ lịch tiêm vắc xin.
- Giữ máng ăn uống của gà luôn sạch sẽ.
- Mái che va rèm về mùa đông giữ ấm cho gà. Vào mùa hè, nên dẹp bớt rèm để tạo độ thông thoáng cho chuồng.
- Cách ly ngay những con gà có dấu hiệu suy nhược để tránh lây lan cho cả đàn.
Vacxin và tiêm phòng
Phần lớn vắc xin chỉ có hiệu lực tạo miễn dịch cho gà rừng lông đỏ từ 7 – 21 ngày. Trong đó, có một số loại vắc xin chỉ có tác dụng trong thời gian nhất định nên người nuôi cần phải tiêm định kỳ.
Chú ý:
Một số loại vắc xin yêu cầu phải tiêm định kỳ, bạn cần lưu ý điều này để tiêm phòng cho gà đúng lịch. Lịch tiêm có thể thay đổi theo thời tiết hay tình trạng sức khỏe của gà. Một số lưu ý khi tự tiêm vắc xin tại nhà:
- Lắc kỹ vắc xin trước và trong khi sử dụng.
- Thuốc đã mở phải sử dụng ngay, không được để dùng tiếp qua ngày.
- Sau khi tiêm, người nuôi cần bổ sung vitamin vào thức ăn để tăng cường sức khỏe cho gà
Mong rằng bài viết này gachoiviet.com có thể giúp anh em hiểu thêm nhiều kiến thức về kỹ thuật nuôi gà rừng lông đỏ. Chúc mọi người kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ giống gà này nhé.
>>> Cập nhật các thông tin mới nhất về các giống gà đá.